Số ca sởi ở TPHCM chững lại, tăng cường tiêm vaccine để sớm công bố hết dịch

Sau khi tiến hành tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi, số ca mắc sởi tại TPHCM trong 3 tuần gần đây đã có dấu hiệu chững lại.

Tại cuộc họp giao ban về công tác phòng chống dịch sởi tại UBND TPHCM chiều 18/9, ông Nguyễn Hồng Tâm – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, số ca mắc sởi đang có dấu hiệu chững lại sau khi TPHCM triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ.

Theo đó, trong tuần qua, thành phố có thêm 4 quận huyện không có ca mắc mới đó là: Quận 1, quận 4, Gò Vấp và Bình Thạnh; 8 quận huyện có số ca giảm.

Theo số liệu của HCDC, trong tuần thứ 37 (9/9-15/9), TPHCM ghi nhận 95 ca sởi (tăng 15,2% so với trung bình 4 tuần trước); có 83 ca nhập viện; không có ca tử vong. Tính từ đầu năm tới nay đã có 666 ca sởi và 3 ca tử vong.

Trong tuần có 9 trường tại 6 quận, huyện có ca sởi mới, giảm 1 trường so với tuần 36. Hiện đang có 25 trường kết thúc theo dõi, 30 trường vẫn đang theo dõi trong thời gian 21 ngày.

TS.BS Nguyễn Vũ Thượng – Phó Viện trưởng Pasteur TPHCM nhận định, số ca mắc đang chững lại chứng tỏ chiến dịch tiêm vaccine sởi đã phát huy hiệu quả. Khi độ bao phủ vaccine cao, tốc độ lây lan sẽ giảm. Trong thời gian tới, nếu chiến dịch tiêm vaccine đạt hiệu quả cao hơn nữa thì sẽ có thể kiểm soát được dịch.

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng – Giám đốc Sở Y tế TPHCM kiểm tra thực tế điểm tiêm chủng vaccine sởi tại Trường tiểu học Nguyễn Trực ngày 17/9. Ảnh: Sở Y tế TPHCM.

Tính đến ngày 17/9, các địa phương rà soát được gần 429.000 trẻ từ 1-5 tuổi cần tiêm sởi, trong đó hơn 49.000 trẻ thiếu mũi vaccine. Nhóm 6-10 tuổi có hơn 588.000 trẻ, trong đó hơn 178.000 trẻ chưa đủ mũi, đang được tiêm chủng.

Tính tới tuần 37, toàn thành phố đã tiến hành tiêm vaccine sởi cho 76.993 trẻ. Trong đó, có 31.075 trẻ 1-5 tuổi, 39.745 trẻ 6-10 tuổi và 6.173 mũi cho trẻ có nguy cơ và nhân viên y tế. Hiện quận 8 và huyện Bình Chánh đang có tiến độ tiêm chủng nhanh nhất đạt 84.4% và 60.5%.

TS.BS. Nguyễn Vũ Thượng cho hay, hiện TPHCM đang triển khai chiến dịch tiêm ở 2 độ tuổi chính là từ 1-5 tuổi và 6-10 tuổi. Sắp tới, HCDC cần phân tích để nhận định xu hướng số ca mắc sởi sẽ thay đổi như thế nào để tiến hành điều chỉnh tiêm chủng ở các nhóm trẻ có nguy cơ.

Để kiểm soát dịch, sớm công bố hết dịch, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy yêu cầu các địa phương rà soát kỹ, đẩy nhanh tiêm vaccine, quyết tâm dập dịch trong thời gian sớm nhất để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh có nhiều tín hiệu tích cực, ca nhiễm đi ngang, nhưng vẫn còn nhiều quận huyện có số ca mắc cao, nhất là các quận huyện vùng ven, nơi có công nhân ở trọ đông, nhiều trẻ từ nơi khác đến.

“Những địa phương không có ca bệnh hoặc ca bệnh đang giảm tuyệt đối không được chủ quan bởi tỷ lệ bao phủ vaccine ở những địa phương này chưa cao. Theo đó, các địa phương cần tiếp tục rà soát số trẻ 1-10 tuổi trên địa bàn, xác định tiền sử tiêm chủng của trẻ để vận động đi tiêm, bởi thành phố có tình trạng di biến động dân cư rất lớn, trẻ từ các tỉnh thành khác đến sinh sống nhiều. Các cơ sở giáo dục, địa phương cần tăng cường công tác truyền thông để phụ huynh đưa con đi chích ngừa, nhất là trong các khu dân cư vùng ven”, Phó Chủ tịch UBND TPHCM nói.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM cũng mong rằng tới giữa tháng 10 có thể công bố hết dịch.

TpHCM: Tăng cường cảnh giác với dịch sởi quay trở lại

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và dễ bùng phát thành ổ dịch.

Gần đây, dịch sởi đã bùng phát trở lại và đang là mối lo ngại lớn tại Việt Nam, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vacxin nhưng tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng, khiến nhiều gia đình lo lắng. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình dịch sởi triệu chứng của bệnh, và các biện pháp phòng ngừa cần thiết. 

Sự Bùng Phát Trở Lại Của Dịch Sởi

Trong thời gian gần đây, tình hình dịch sởi đang có những diễn biến đáng lo ngại. Theo thông tin từ Sở y tế TP.HCM, trong tuần 37 năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ghi nhận 95 ca mắc sởi, đánh dấu mức tăng 15,2% so với trung bình 4 tuần trước đó. 

Tình trạng này đã lan rộng đến 10 quận, huyện, bao gồm thành phố Thủ Đức, huyện Củ Chi, Quận 5, Nhà Bè, Tân Bình, Quận 3, Cần Giờ, Hóc Môn, Quận 6 và Phú Nhuận. Bệnh viện tại TP.HCM cũng báo cáo rằng số bệnh nhân sởi nhập viện đã tăng nhẹ 4%, tuy nhiên không có trường hợp tử vong nào được ghi nhận.

Tình hình dịch sởi tại Hồ Chí Minh có nhiều diễn biến phức tạp
Tình hình dịch sởi tại Hồ Chí Minh có nhiều diễn biến phức tạp

Tại các trường học, trong tuần qua có 9 cơ sở giáo dục ở 6 quận, huyện ghi nhận ca sởi mới. Tính từ đầu mùa dịch đến nay, đã có 55 trường học bị ảnh hưởng, trong đó 25 trường đã hoàn tất thời gian theo dõi, còn lại 30 trường vẫn đang trong giai đoạn theo dõi. 

Để kiểm soát tình hình, Sở Y tế TP.HCM đã thành lập 12 tổ phản ứng nhanh và 4 tổ kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo sự ứng phó hiệu quả với tình hình dịch bệnh đang gia tăng.

 

Bệnh Sởi Là Gì?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm virus cấp tính, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Mặc dù tỷ lệ tử vong do sởi đã giảm đáng kể nhờ vào vacxin, bệnh vẫn gây ra khoảng 100.000 ca tử vong hàng năm, chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

 

Virus sởi lây qua các giọt dịch từ mũi và họng khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Virus có thể duy trì trong không khí và lây lan trong khoảng 2 giờ sau khi phát tán ra môi trường. Những cá nhân chưa được tiêm vacxin, đặc biệt là trẻ em và cư dân ở khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp, có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và dễ bùng phát thành ổ dịch.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra và dễ bùng phát thành ổ dịch.

Khi mắc sởi, bệnh nhân thường trải qua giai đoạn ủ bệnh từ 7 ngày đến 2 tuần, sau đó xuất hiện triệu chứng như sốt cao, phát ban bắt đầu từ sau tai và lan ra toàn thân. Các triệu chứng kèm theo bao gồm chảy nước mũi, ho, đỏ mắt và tiêu chảy. Biến chứng nghiêm trọng của bệnh sởi có thể bao gồm viêm phổi, viêm não và viêm tai giữa, thậm chí dẫn đến tử vong. 

Làm Thế Nào Để Chủ Động Phòng Bệnh Sởi?

Dịch sởi đang gia tăng trên toàn thế giới và ở Việt Nam, điều này cho thấy sự cần thiết phải duy trì và tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt là tiêm chủng. Việc nâng cao nhận thức về bệnh sởi và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Để phòng ngừa sởi hiệu quả, tiêm vacxin là biện pháp quan trọng hàng đầu. Trẻ em nên được tiêm mũi vacxin phòng sởi đầu tiên khi đủ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi 18 tháng tuổi để đảm bảo miễn dịch bền vững.

Tiêm vacxin là biện pháp hữu hiệu nhất giúp ngăn ngừa bệnh sởi

Ngoài việc tiêm phòng, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác như

  • Đeo khẩu trang y tế: Đeo khẩu trang khi mắc sởi là cách hiệu quả để ngăn ngừa sự lây lan của virus qua các giọt dịch từ mũi và họng, giảm nguy cơ lây lan cho cộng đồng.
  • Rửa tay sạch sẽ: Thực hiện rửa tay đúng cách trước và sau khi chăm sóc trẻ để ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo. 
  • Cách ly trẻ mắc bệnh: Ngay khi phát hiện trẻ có triệu chứng sởi, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Cần thực hiện cách ly để tránh lây lan trong cộng đồng.
  • Chăm sóc người bệnh sởi: bao gồm các phương pháp hỗ trợ như cho bệnh nhân nghỉ ngơi,  uống nhiều nước và dùng thuốc hạ sốt khi cần. Nếu có biến chứng hoặc nguy cơ cao, bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế để đảm bảo hồi phục tốt nhất.

Hãy đảm bảo bạn và gia đình đã được tiêm vacxin phòng sởi đầy đủ. Để biết thêm thông tin và được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi, vui lòng liên hệ với cơ sở y tế hoặc trung tâm tiêm chủng gần nhất. 

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn: Cách nào nhận biết sớm dấu hiệu?

Ngộ độc thực phẩm cần phải được nhận biết sớm (Ảnh minh họa).

“Ngộ độc thực phẩm là một mối lo, có thể xảy ra bất cứ khi nào. Do vậy việc nhận biết kịp thời các triệu chứng vô cùng quan trọng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời gian dài”, BSCK I Phạm Thị Việt Anh, Phó trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 198 – Bộ Công an nhận định.

Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm tập thể

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy nhiều vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Điển hình, tại Đồng Nai, tính đến 9 giờ ngày 3/5, số ca bệnh liên quan đến vụ ngộ độc đã lên đến 481 ca sau khi ăn bánh mì tại cơ sở bánh mì Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh).

Bé T.Đ.N.A. (7 tuổi) đang trong tình trạng suy hô hấp, sốc nặng nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Băng.
Bé T.Đ.N.A. (7 tuổi) đang trong tình trạng suy hô hấp, sốc nặng nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Băng.

Gần đây nhất ngày 2/5, tại TP HCM, 15 học sinh của 4 trường gồm Trường Tiểu học Thạnh Mỹ Lợi (8 em), Trường Tiểu học Bình Trưng Đông (3 em), Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (1 em), Trường Tiểu học Nguyễn Thế Vinh (1 em) và 2 em chưa rõ trường học đã nhập viện với các triệu chứng ói, chóng mặt sau khi ăn cơm cuộn bán trước cổng trường. Trưa nay ngày 3/5, Bệnh viện Lê Văn Thịnh cũng ghi nhận thêm 1 học nhập viện nghi bị ngộ độc do ăn cơm cuộn.

Khai thác bệnh sử, trước khi nhập viện có 10 em đã ăn sushi và 1 số em ăn bánh mì. Sau ăn các em đều xuất hiện triệu chứng ói, sốt nên được nhập viện cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán các bệnh nhi bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.
Tương tự, vào giữa tháng 3/2024, thống kê của Sở Y tế Khánh Hòa, kể từ ngày 13 – 18/3, tổng số người bị ngộ độc sau ăn cơm gà quán Trâm Anh (đường Bà Triệu, TP Nha Trang) phải đến các cơ sở y tế để khám và điều trị là 367 người.

Quán cơm gà Trâm Anh bị đóng cửa sau vụ ngộ độc.
Quán cơm gà Trâm Anh bị đóng cửa sau vụ ngộ độc.

Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Khánh Hòa cho biết, nguyên nhân khiến hàng loạt người nhập viện sau ăn cơm gà ở quán Trâm Anh (đường Bà Triệu, Nha Trang) là do ngộ độc thực phẩm bởi vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus gây nên. Cơ quan chức năng cũng đã đình chỉ hoạt động quán Trâm Anh.

Trao đổi với Báo Sức khỏe và Đời sống, BSCK I Phạm Thị Việt Anh Phó trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 198 cho hay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm, trong đó do nguyên liệu thức ăn là chủ yếu. Ngộ độc thực phẩm có thể do để đồ ăn quá lâu dẫn đến ôi thiu và sinh ra chất độc, hay thực phẩm đã có sẵn chất độc.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác đó là nguyên liệu thức ăn bị nhiễm các chất hóa học, thực phẩm được nuôi trồng có nguồn nước, đất bị ô nhiễm nặng. Đồng thời cũng có thể xảy ra ngộ độc do bảo quản thức ăn không đúng quy định.

Dấu hiệu nhận biết bị ngộ độc thực phẩm

Cũng theo BSCK I Phạm Thị Việt Anh người dân dễ dàng nhận biết ngộ độc thực phẩm qua nhiều dấu hiệu. Tùy mức độ nặng nhẹ mà ngộ độc thực phẩm gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh như thế nào.
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm nặng nhẹ, mau khỏi hay không phụ thuộc vào nhiều tác nhân gây nên như lượng chất độc ăn phải, loại ký sinh trùng và sức khỏe từng người.

Ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc đến vài ngày. Có nhiều dấu hiệu nhận biết từ nhẹ đến nặng, một số triệu chứng thường gặp như đau bụng, nôn, sốt hay tiêu chảy. Những dấu hiệu này cũng rất dễ nhầm với bệnh lí tiêu hóa khác như viêm dạ dày, viêm ruột thừa… Nếu tình trạng ngộ độc kéo dài 24 giờ rất dễ xảy ra nhiễm trùng huyết.

Ngộ độc thực phẩm cần phải được nhận biết sớm (Ảnh minh họa).
Ngộ độc thực phẩm cần phải được nhận biết sớm (Ảnh minh họa).

“Đau bụng là một trong những biểu hiện đầu tiên thường gặp, các vi sinh vật gây hại tạo ra độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột dẫn đến viêm đau dạ dày. Từ đó dẫn đến sự co thắt cơ dạ dày vùng quanh rốn để tăng tốc độ chuyển động tự nhiên của ống tiêu hóa, nhằm loại bỏ ký sinh trùng càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên triệu chứng đau bụng đơn lẻ vẫn chưa đủ điều kiện để kết luận đã bị ngộ độc thực phẩm”, BSCK I Phạm Thị Việt Anh cho biết.

Tiêu chảy cũng là dấu hiệu phổ biến, đi ngoài phân lỏng trên 3 lần trong vòng 24 giờ. Đây là một triệu chứng trúng thực điển hình xảy ra khi tình trạng viêm kéo dài, ruột làm việc kém hiệu quả trong quá trình hấp thu nước và chất lỏng khác tiết ra trong quá trình tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy cũng đi kèm với một triệu chứng đầy hơi, nóng bụng nặng hơn là tụt huyết áp.

Khi bị ngộ độc, để biết được cơ thể có bị mất nước hay không, hãy theo dõi màu nước tiểu. Bình thường màu nước tiểu sẽ là vàng nhạt hoặc màu trong, nếu nước tiểu sẫm màu hơn, lượng nước tiểu ít đi, cảm giác luôn khát nước và môi khô là dấu hiệu bản thân đang bị mất nước nghiêm trọng.

Đau đầu, chóng mặt cũng là một biểu hiện của ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng này sẽ xảy ra khi bệnh nhân bị mất nước và sốt, tiêu chảy. Trong thực tế, nhiều người sẽ gặp tình trạng nôn mửa kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe.
“Ngộ độc thực phẩm tuy không đe dọa tính mạng, nhưng có thể trở nặng nếu điều trị không đúng cách. Người dân cần tới cơ sở y tế khi gặp tình trạng trúng thực”, BSCK I Phạm Thị Việt Anh khuyến cáo./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Cảnh báo nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ bùng phát

Dau-mua-khi-co-dau-hieu-khoi-phat-giong-nhu-cac-con-cam-cum-thong-thuong.png

Theo thống kê, bệnh đậu mùa khỉ đang có dấu hiệu tăng mạnh trong những năm gần đây, gây ra không ít trường hợp tử vong tại nhiều quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ qua bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng nhé .

Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Bệnh đậu mùa khỉ, còn gọi là bệnh đậu mùa mắc khỉ, là một loại bệnh nhiễm trùng do virus đậu mùa mắc khỉ (virus Monkeypox) gây ra. Virus này cùng họ với virus Ebola nên vô cùng nguy hiểm, có khả năng gây ra các triệu chứng nặng, thậm chí có thể gây tử vong.

Benh-dau-mua-khi-co-the-gay-tu-vong-neu-chu-quan.png
Bệnh đậu mùa khỉ có thể gây tử vong nếu chủ quan

Bệnh đậu mùa khỉ tương tự như bệnh đậu mùa, mặc dù rất ít phổ biến nhưng mức độ nguy hiểm khiến chúng ta không thể chủ quan. Thời gian gần đây, số ca đậu mùa khỉ ngày một gia tăng và mức độ nguy hiểm cũng được đề cập khá nhiều trên các tin báo. Cụ thể, đã có hơn 90 ngàn ca được ghi nhận trên toàn thế giới, trong đó có 157 bệnh nhân tử vong sau khi mắc đậu mùa khỉ.

Theo ghi nhận, số ca mắc đậu mùa khỉ ban đầu chỉ xuất hiện chủ yếu ở các quốc gia thuộc khu vực châu Mỹ và châu Âu. Và đa số các trường hợp mắc đậu mùa khỉ lây truyền qua đường tình dục, nhiều nhất là ở nam giới và đồng tính nam.Bệnh đậu mùa khỉ đang có chiều hướng lan rộng sang các quốc gia Đông Nam Á

Benh-dau-mua-khi-dang-co-chieu-huong-lan-rong-sang-cac-quoc-gia-Dong-Nam-A.png
Bệnh đậu mùa khỉ đang có chiều hướng lan rộng sang các quốc gia Đông Nam Á

Nhưng đối với khu vực Đông Nam Á thời gian gần đây, số ca mắc đậu mùa khỉ đang có chiều hướng gia tăng. Trong đó, tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2023 ghi nhận có 16 trường hợp nhiễm bệnh.

Dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ

Cũng như các bệnh truyền nhiễm khác, bệnh đậu mùa khỉ cũng có dấu hiệu khởi phát là sốt cao, cảm thấy ớn lạnh, thời gian kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Nhiều bệnh nhân còn đi kèm với các cơn đau đầu dữ dội, đôi khi kèm với cơn đau mắt, luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể và cảm nhận các cơn đau xương khớp kéo dài.

Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị sưng hạch bạch huyết, xuất hiện các vết sưng, đỏ và mụn trên da ở mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh mắt, miệng và cơ quan sinh dục. Nhiều bệnh nhân phát hiện sớm trong vòng từ 5-21 ngày thì khả năng phục hồi sẽ nhanh hơn cũng như hạn chế được tối đa tình trạng lây nhiễm.

Dau-mua-khi-co-dau-hieu-khoi-phat-giong-nhu-cac-con-cam-cum-thong-thuong.png
Đậu mùa khỉ có dấu hiệu khởi phát giống như các cơn cảm cúm thông thường

Trong các trường hợp nặng hơn, có thể xuất hiện tình trạng nôn mửa hoặc xảy ra biến chứng như viêm phổi hoặc viêm não. Nếu không điều trị sớm, có thể dẫn đến tử vong. Trong đó, nguy hiểm nhất là đối với người đang mắc nhiều bệnh nền, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch kém.

Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người, các nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

Việc chúng ta tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, nước bọt và máu của động vật như khỉ, chó, mèo, chuột và dơi.

Chúng ta có thể nhiễm bệnh thông qua việc tiếp xúc với môi trường nhiễm bệnh mà động vật đã từng tiếp xúc hoặc người đã từng tiếp xúc với động vật mang virus gây bệnh. Ví dụ, nếu một người cắt hoặc xử lý thịt động vật nhiễm bệnh mà không tuân thủ các biện pháp an toàn, họ có thể nhiễm bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc với các chất cơ bản hoặc dịch tiết từ người nhiễm bệnh, nhất là trong các trường hợp viêm não hoặc viêm màng não. Tuy nhiên, lây truyền từ người sang người thường không phổ biến như lây từ động vật sang người.

Benh-dau-mua-khi-la-benh-truyen-nhiem-tu-dong-vat-sang-nguoi-qua-viec-tiep-xuc-voi-nuoc-bot-nuoc-tieu-va-mau.png
Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người qua việc tiếp xúc với nước bọt, nước tiểu và máu

Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Để bảo vệ bản thân trong các thời điểm bệnh đậu mùa khỉ tăng cao, chúng ta cần tuân thủ các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với động vật hoặc khi phải tiếp xúc trong môi trường có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ một cách chi tiết:

Tiếp xúc với động vật: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã, đặc biệt là động vật có nguy cơ nhiễm bệnh như khỉ, dơi và các loài gặm nhấm.

Tránh tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hoặc có triệu chứng bệnh, nhưng nếu phải tiếp xúc, động vật nên được kiểm tra bởi một chuyên gia y tế động vật hoặc cơ quan y tế địa phương.
Tránh tiếp xúc với môi trường mà động vật hoặc động vật nhiễm bệnh đã tiếp xúc như: nước tiểu, nước bọt, máu,…
Chú ý an toàn thực phẩm: luôn đảm bảo thực phẩm được nấu chín hoàn toàn trước khi ăn. Đặc biệt quan trọng đối với thịt và sản phẩm từ động vật.
Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ như: sốt cao, đau đầu, viêm mắt, hoặc các triệu chứng khác, nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp để đảm bảo kịp thời xử lý và điều trị.

Tiem-ngua-vac-xin-cung-la-bien-phap-phong-ngua-benh-dau-mua-khi-hieu-qua.png
Tiêm ngừa vắc xin cũng là biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ hiệu quả

Để tránh lây truyền bệnh từ người sang người, hạn chế tiếp xúc với đồ dùng hoặc dịch tiết từ người bị bệnh.
Trong trường hợp cần thiết, sử dụng vắc-xin để bảo vệ bản thân khỏi bệnh.

Hiện tại, bệnh đậu mùa khỉ đòi hỏi sự cảnh giác và phòng ngừa cao. Đừng để phát hiện muộn, khi bệnh đã bắt đầu trở nặng thì tử vong là điều khó có thể tránh. Vậy nên, để bảo vệ bản thân cũng như các người thân yêu của mình, hãy chú ý nhiều hơn đến các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ để điều trị kịp thời. Liên hệ ngay Hotline(028) 62 92 8888 hoặc (+84) 911 999 929

10 công dụng tuyệt vời từ Nấm linh chi

Nam-linh-chi-la-loai-nam-quy-hiem.png

Nấm linh chi là loại nấm quý hiếm đã tồn tại từ hàng ngàn năm, mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà ít người biết đến. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin về nấm linh chi, từ cách chọn loại nấm linh chi tốt đến cách sử dụng loại nấm này một cách hiệu quả.

Nấm linh chi là gì?

Nấm linh chi, còn gọi là nấm Reishi, là một loại nấm chứa nhiều hợp chất quý giá có tác dụng lớn đối với sức khỏe con người. Loại nấm này có nguồn gốc từ các vùng núi và rừng ẩm của châu Á.

Nam-linh-chi-la-loai-nam-quy-hiem.png
Nấm linh chi là loại nấm quý hiếm

Chúng còn có tên khoa học là Ganoderma lucidum, nổi tiếng với hình dạng đẹp mắt và tác dụng lợi cho sức khỏe con người.

Các loại nấm linh chi

Trên thế giới, có nhiều loại nấm linh chi khác nhau. Mỗi loại có những đặc điểm riêng và tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, chỉ một số ít loại được coi là đặc biệt với giá trị dinh dưỡng và tác dụng lớn.

Nấm linh chi Hàn Quốc

Nấm linh chi Hàn Quốc là một loại nấm đặc biệt, được trồng và sản xuất tại đất nước này với chất lượng cao. Điều này giúp nấm linh chi Hàn Quốc trở nên phổ biến trong cộng đồng yêu thực phẩm chức năng trên khắp thế giới. Nấm linh chi Hàn Quốc nổi bật với chất lượng và tác dụng lợi cho sức khỏe.

Nấm linh chi Đỏ

Nấm linh chi đỏ là một trong những dòng nấm linh chi quý hiếm và tốt nhất. Loại nấm linh chi này thường có màu đỏ hoặc màu đỏ nâu, và được xem là có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với nấm linh chi thông thường. Nấm linh chi đỏ thường chứa nhiều chất chống oxi hóa và có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Việc chọn nấm linh chi đỏ chất lượng sẽ đảm bảo bạn tận hưởng tất cả những lợi ích mà nấm này mang lại cho sức khỏe của bạn.

Nam-linh-chi-rat-tot-cho-suc-khoe-va-sac-dep.png
Nấm linh chi rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp

Những thành phần dinh dưỡng đặc biệt trong nấm linh chi

  • Polysaccharides: Polysaccharides là các hợp chất đường hóa học, gồm nhiều đường đơn đơn giản được kết hợp lại thành mạch dài. Chúng được cho là một trong những thành phần quan trọng của nấm linh chi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch và có khả năng chống viêm nhiễm.
    Triterpenoids: Triterpenoids là một nhóm hợp chất hóa học chứa carbon và hydrogen, thường được tìm thấy trong nấm linh chi. Chúng có khả năng chống viêm nhiễm, giảm cholesterol trong máu và có tác dụng chống oxy hóa. Ngoài ra, chúng cũng được nghiên cứu về khả năng chống ung thư.
  • Các vitamin và khoáng chất: Nấm linh chi chứa các loại vitamin như vitamin C, D, B-vitamins và khoáng chất như selen và kẽm. Các loại vitamin và khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của cơ thể.
  • Các Asam Amino: Nấm linh chi cũng chứa các asam amino cần thiết, làm cơ sở cho việc xây dựng protein và duy trì cơ bắp, tóc, da và móng. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa cơ bản trong cơ thể.
  • Polysaccharide Peptides: Đây là một loại hợp chất độc đáo trong nấm linh chi, có khả năng kích thích sản xuất interferon và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Enzymes và Enzyme-Inhibitors: Nấm linh chi chứa các enzym và chất ức chế enzym, có tác dụng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • Nhiều chất hóa học khác: Nấm linh chi còn chứa một loạt các chất hóa học khác nhau như adenosine, ganoderic acids, và ganopoly. Mỗi chất này có một hoặc vài tác dụng cụ thể trong cơ thể.
Cac-thanh-phan-hoat-chat-trong-nam-linh-chi.png
Các thành phần hoạt chất trong nấm linh chi

Tác dụng của nấm linh chi

Nấm linh chi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và sắc đẹp. Vì thế chúng rất quý hiếm và được nhiều người tìm kiếm, bao gồm:

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Nấm linh chi giúp củng cố khả năng đề kháng của cơ thể, bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh tật.
  • Ngăn ngừa ung thư: Nghiên cứu cho thấy nấm linh chi có khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.
  • Chống cảm giác mệt mỏi và trầm cảm: Nấm linh chi giúp tăng sự tỉnh táo, giảm căng thẳng và trầm cảm.
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Chúng có khả năng giảm mức cholesterol trong máu và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Nấm linh chi có khả năng ổn định đường huyết, giúp ngăn ngừa và quản lý bệnh đái đường.
  • Chống oxy hóa cho cơ thể: Chúng chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do oxy hóa.
Nam-linh-chi-co-nhieu-cong-dung-tuyet-voi-cho-suc-khoe.png
Nấm linh chi có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả

Nấm linh chi có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau để tận dụng các tác dụng lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại. Dưới đây là các cách phổ biến để sử dụng nấm linh chi:

  • Dạng bột hoặc cáp: Bạn có thể dùng bột nấm linh chi trộn vào nước, sữa, hoặc thậm chí trà để tận hưởng lợi ích cho sức khỏe của nó.
  • Chiên xào hoặc nấu canh: Nấm linh chi có thể làm tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng của các món ăn.
  • Chiên hoặc nướng sấy: Nấm linh chi cũng có thể được chiên, nướng sấy và ăn như một loại bánh quy hoặc bánh snack.
  • Dạng nước hoặc chiết xuất: Bạn có thể mua các sản phẩm chiết xuất nấm linh chi tại các cửa hàng thực phẩm chức năng hoặc tự thực hiện chiết xuất tại nhà.
  • Thực phẩm chức năng: Nấm linh chi thường được bán dưới dạng thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng.
  • Điều chế dược phẩm: Nấm linh chi cũng được sử dụng trong điều chế dược phẩm truyền thống trong một số hệ thống y học như y học Trung Quốc và Đông y.
Nhung-dieu-quan-trong-can-biet-khi-su-dung-nam-linh-chi.png
Những điều quan trọng cần biết khi sử dụng nấm linh chi

Những câu hỏi thường gặp

Liều lượng sử dụng Nấm linh chi

Để đảm bảo an toàn, bạn cần tuân thủ liều lượng sử dụng nấm linh chi theo hướng dẫn của chuyên gia, trên bao bì sản phẩm. Đặc biệt, bạn cần có ý kiến y tế từ bác sĩ riêng, để đáp ứng đúng nhất cho thể trạng sức khỏe của riêng bạn.

Nấm linh chi có an toàn không?

Nấm linh chi thường an toàn khi sử dụng đúng liều lượng. Tuy nhiên, cần cẩn trọng đối với một số trường hợp đặc biệt, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của chính bạn.

Tương tác khi dùng chung với các thuốc khác

Nấm linh chi có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy, nếu bạn đang sử dụng thuốc khác, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu sử dụng nấm linh chi.

Sử dụng nấm linh chi nhiều có tốt không?

Liều lượng thường được xác định dựa trên loại sản phẩm nấm linh chi bạn sử dụng (bột, cáp, chiết xuất, v.v.) và mục đích sử dụng (bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh lý). Một vài gram (tùy theo sản phẩm) mỗi ngày – đây chính liều dùng thông thường.

Tác dụng phụ của nấm linh chi

Mặc dù có nhiều tác dụng quý, nấm linh chi cũng có thể gây ra tác dụng phụ trong một số trường hợp. Hãy chú ý theo dõi cơ thể của bạn khi bắt đầu sử dụng nấm linh chi. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường, như dị ứng hoặc phản ứng không mong muốn, bạn nên ngừng sử dụng và tìm kiếm sự tư vấn y tế.

Nấm linh chi là một loại thảo dược quý hiếm với tác dụng lớn đối với sức khỏe. Hãy tận hưởng lợi ích của nó bằng cách tuân thủ hướng dẫn sử dụng hoặc tư vấn với bác sĩ European Wellness.

Xuyên tâm liên có công dụng gì? Lưu ý khi dùng

Nhung-bai-thuoc-tu-cay-xuyen-tam-lien.png

Xuyên tâm liên là loại thảo dược phổ biến và được sử dụng rất nhiều trong Đông y, đặc biệt là trong các trường hợp trị cảm cúm, giải độc, giảm đau, viêm hô hấp, ho, sốt… Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng sẽ rất dễ gây hại đến cơ thể với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Đặc điểm sinh thái của cây xuyên tâm liên

Cây thuốc xuyên tâm liên hay còn có tên gọi khác là cây lá đắng, công cộng, khổ đởm thảo và có tên khoa học là Andrographis paniculata. Chúng thường mọc hoang và được phân bố nhiều tại các vùng như Ấn Độ, Malaysia.

Đây là loại cây nhỏ thân thảo, có chiều cao từ 30cm – 1 mét, chỉ sống từ 1-2 năm. Thân cây vuông có rãnh dọc, màu xanh sẫm và chia thành nhiều đoạn ngắn. Từ các đoạn mọc ra nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh có thể là lá hoặc cành nhỏ. Lá cây mọc đối xứng, màu xanh lục, cuống ngắn, lá hình thuôn dài với hai đầu nhọn, mặt lá nhẵn.

 

Cay-xuyen-tam-lien.png
Cây xuyên tâm liên

Hoa của cây xuyên tâm liên thường có màu trắng pha hồng ở giữa bông, hoa thường mọc ra tại ngọn cành hoặc nách lá. Quả nang dài tầm 1-2cm và có hình thuôn nhỏ, hạt hình trụ dài, màu nhạt.

Hầu hết các bộ phận của cây, từ lá, thân, cành, hoa đều được sử dụng và thu hái để làm thuốc. Thời điểm thích hợp nhất để thu hái trong năm là mùa cây bắt đầu ra hoa. Người ta sẽ thu lấy phần trên mặt đất của cây, sau đó cắt thành đoạn ngắn, đem đi sấy hay phơi khô và để sử dụng dần.

Tác dụng dược lý của xuyên tâm liên

Dù trong y học cổ truyền hay với y học hiện đại thì thảo dược xuyên tâm liên cũng vẫn đem đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe:

Theo y học cổ truyền

Xuyên tâm liên có tính hàn, được quy vào kinh phế, vị, đại tràng, tiểu tràng. Có khả năng hoạt huyết, trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, thanh nhiệt. Vì thế thường được bổ sung trong các bài thuốc dùng để trị mụn nhọt, đau bụng kinh, viêm âm đạo, viêm amidan, viêm nhiễm đường ruột…

Theo y học hiện đại

Xuyên tâm liên cũng chứa rất nhiều hoạt chất có lợi và có tác dụng tốt cho sức khỏe như:

  • Chống viêm: Loại cây này có chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin A, B, C, andrographolide và và neoandrographolide giúp ức chế chủng vi khuẩn gây viêm, từ đó chống viêm hiệu quả. Thường được dùng trong nhiều trường hợp viêm họng, viêm amidan, viêm loét dạ dày…
Tac-dung-duoc-ly-cua-cay-xuyen-tam-lien.png
Tác dụng dược lý của cây xuyên tâm liên
  • Hạ thân nhiệt: Được sử dụng để giúp giảm thân nhiệt trong các trường hợp hạ sốt, cảm lạnh và giúp giảm các triệu chứng như đau họng, đau cơ, đau đầu, nhức mỏi, rùng mình, viêm mũi…
  • Kháng virus: Andrographolide trong xuyên tâm liên cũng cho thất hoạt tính kháng virus gây ra các bệnh liên quan tới đường hô hấp như cúm A, Herpes loại 1, sốt xuất huyết…
  • Hạ đường huyết: Hoạt chất 14-deoxy-11, Andrographolide, 12-didehydroandrographolide và chất Curcuma xanthorrhiza trong loài cây này cũng có tác dụng hạ đường huyết, và được dùng trong điều trị tiểu đường.
  • Viêm xương khớp: Nhờ tác dụng giảm đau, kháng viêm nên loại thảo dược này thường được dùng cho trường hợp cứng khớp, viêm xương khớp nhẹ.
  • Điều hòa miễn dịch: Giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Bảo vệ gan: Các hoạt chất andrographolide, neoandrographolide,  14-deoxy-11, 12-didehydroandrographolide, 14-dexoyandrographolide được nhiều nghiên cứu chứng minh là có công dụng bảo vệ gan.
  • Chống ung thư: Andrographolide có khả năng ức chế tế bào ung thư tăng sinh và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại nguy cơ ung thư, tiêu diệt các tế bào ung thư.

Những bài thuốc dân gian từ cây xuyên tâm liên

Để sử dụng đúng cách loại cây thảo dược này, quý vị có thể tham khảo những bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc xuyên tâm liên chữa cảm cúm: Chuẩn bị 45g xuyên tâm liên khô, đem tán thành bột mịn. Pha 2g bột với 1 ly nước ấm và uống 3 lần mỗi ngày, duy trì uống trong vòng 5 ngày để giải cảm.
  • Bài thuốc trị ho: Chuẩn bị 12g xuyên tâm liên, 10g địa cốt bì, 10g tang bạch bì, 8g cam thảo. Tất cả nguyên liệu đem đi sắc với 400ml, cho đến khi cạn còn 100ml. Chia thành 2 phần và uống trong ngày, sử dụng liên tục trong 5 ngày.
Nhung-bai-thuoc-tu-cay-xuyen-tam-lien.png
Những bài thuốc từ cây xuyên tâm liên
  • Bài thuốc trị viêm amidan: Chuẩn bị 12g các loại xuyên tâm liên, huyền sâm, mạch môn, kim ngân hoa. Đem sắc tất cả với 300ml nước cho tới khi cạn còn 100ml. Chia thành 2 lần uống trong ngày khi còn ấm.
    Bài thuốc trị sốt, đau đầu, đau họng: Chuẩn bị các loại ngưu bàng tử, xuyên tâm liên, kim ngân hoa, cát cánh. Sắc với nước để cạn và sau đó uống khi còn ấm.
  • Bài thuốc chữa viêm phế quản: Chuẩn bị 12g mỗi loại mạch môn, huyền sâm và xuyên tâm liên, kết hợp với 4g cam thảo và 4g vỏ quýt. Sắc thành thang thuốc uống ngày 3 lần, liên tục trong 9 ngày.
  • Bài thuốc trị mụn nhọt, rôm sảy: Chuẩn bị lá cây xuyên tâm liên tươi, rửa sạch và để ráo. Sau đó giã nát lá rồi thêm 1 chút rượu trắng vào tạo thành hỗn hợp. Dùng bông gòn thấm nước cốt này rồi thoa lên vùng da bị mụn nhọt, đắp phần bã lên da cho mau lành.

Vì sao chuyên gia khuyến cáo không tự ý dùng Xuyên tâm liên?

Mặc dù có nhiều công dụng và lợi ích với sức khỏe, thế nhưng xuyên tâm liên cũng chứa các thành phần được coi là có độc tính như tannin cùng nhiều hoạt chất khác. Vì thế các chuyên gia luôn khuyến cáo rằng không nên tự ý sử dụng xuyên tâm liên khi chưa có sự tham khảo từ chuyên gia.

Khong-tu-y-su-dung-xuyen-tam-lien.png
Không tự ý sử dụng xuyên tâm liên

Đặc biệt lưu ý không nên dùng xuyên tâm liên cho các trường hợp sau đây:

  • Phụ nữ có thai nếu sử dụng có thể gây sảy thai, rất nguy hiểm.
  • Không dùng với người mắc các bệnh tự miễn như lupus, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp. Vì xuyên tâm liên có thể khiến hệ miễn dịch tăng hoạt động và ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh tự miễn.
  • Xuyên tâm liên vì khả năng làm chậm quá trình đông máu nên rất dễ dẫn tới bầm tím, tăng nguy cơ chảy máu và hạ huyết áp trong quá trình phẫu thuật. Các bác sĩ khuyên rằng trước khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần cần ngưng sử dụng loại cây này.
  • Xuyên tâm liên là loại thảo dược phổ biến với nhiều công dụng trong trị cảm cúm, ho sốt, giảm viêm, giảm mụn nhọt, lở ngứa cùng nhiều tác dụng khác. Tuy nhiên việc sử dụng loại cây thuốc này cần phải được hướng dẫn từ chuyên gia để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.

Để được tư vấn kỹ càng về các tình trạng sức khỏe với chuyên gia của European Wellness, vui lòng liên hệ Hotline  (028) 62 92 8888 hoặc (+84) 911 999 929.

Chú ý: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Nhung-yeu-to-anh-huong-den-duong-huyet.png

Chỉ số đường huyết hay còn được biết đến là chỉ số nồng độ glucose trong máu. Chỉ số này phản ánh rát nhiều vấn đề sức khỏe và đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường và khi nào là mức nguy hiểm cần cảnh giác. Hãy cùng European Wellness tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết (Glycemic Index – GI) là một chỉ số quan trọng nhằm xác định nồng độ đường glucose trong máu để đánh giá mức độ sức khỏe. Chỉ số này thường được đo với đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl, cả 2 đơn vị đều có ý nghĩa tương tự nhau.

Nồng độ glucose trong máu của chúng ta có thể thay đổi liên tục mỗi giờ, mỗi phút tùy thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo rằng chỉ số đường huyết nên ở mức ổn định, tức là không có sự thay đổi quá đột ngột, quá cao hoặc quá thấp.

Vì các chỉ số này nếu liên tục biến động, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Đặc biệt khi mức GI tăng cao liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra nguy cơ bệnh đái tháo đường cùng nhiều biến chứng khác như mạch máu và bệnh thận.

Chi-so-duong-huyet-la-gi.png
Chỉ số đường huyết là gì?

Mức đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết được xác định bằng các phương pháp đo như:

  • Đo chỉ số đường huyết lúc đói: Được tiến hành đo vào buổi sáng lúc đói, khi đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng đồng hồ.
  • Đo chỉ số đường huyết lúc no: Được tiến hành đo vào sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng.

Mỗi phương pháp đo sẽ cho ra kết quả chỉ số đường huyết tương ứng và phản ánh được chính xác nồng độ đường trong máu. Ở các giai đoạn, chỉ số đường huyết được tính như sau:

Phân loại 

Khi thức dậy  Đường huyết lúc đói  Đường huyết lúc no 
Bình thường    4,0 đến 5,9 mmol/L hoặc 72 – 107 mg/dL  Dưới 7,8 mmol/L hoặc dưới 140 mg/dL 
Tiểu đường type 2    4 đến 7 mmol/L hoặc 72 – 126 mg/dL  Dưới 8,5 mmol/L hoặc dưới 153 mg/dL 
Tiểu đường type 1  5 đến 7 mmol/L hoặc 90 – 126 mg/dL  4 đến 7 mmol/L hoặc 72 – 126 mg/dL  5 đến 9 mmol/L hoặc 90 – 162 mg/dL 
Trẻ em bị tiểu đường type 1  4 đến 7 mmol/L hoặc 72 – 126 mg/dL  4 đến 7 mmol/L hoặc 72 – 126 mg/dL  5 đến 9 mmol/L hoặc 90 – 162 mg/dL 

Bảng chỉ số đường huyết tiêu chuẩn 

Theo đó, chỉ số đường huyết lúc đói tiêu chuẩn ở người bình thường sẽ dao động từ 70 – 92 mg/dL hay 3.9 – 5.0 mmol/L. Nếu các giá trị trên đo được cao hoặc thấp hơn so với chỉ số tiêu chuẩn thì cần cảnh giác với nguy cơ đường huyết ở mức nguy hiểm. 

  • Thấp hơn: Chỉ số GI lúc đói thấp hơn 130mg/dL được coi là hạ đường huyết. Với các triệu chứng thường gặp như run rẩy, chóng mặt, mờ mắt, đổ mồ hôi… 
  • Cao hơn: Nếu GI cao hơn 130mg/dL lúc đói thì được xem là nguy cơ đã mắc bệnh tiểu đường. Tăng đường huyết sẽ đi kèm với các triệu chứng như khát nước, sụt cân, người mệt mỏi, đi tiểu nhiều, mờ mắt, vết thương lâu lành. 
  • Cao hơn 180mg/dL: Là mức cực kỳ nguy hiểm, đường huyết đang ở ngưỡng báo động, cần đến bệnh viện ngay để xử lý kịp thời. 
  • Đường huyết trong thai kỳ: Mức an toàn của mẹ bầu ≤ 92 mg/dL đo được khi đói, và ≤ 180 mg/dL đo được sau khi ăn một giờ. 

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến đường huyết?  

Để kiểm soát lượng đường trong máu, trước tiêu phải xét đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến đường huyết và kiểm soát chúng. Cụ thể bao gồm: 

Thức ăn 

Các loại thực phẩm bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng đường trong máu. Đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate càng làm tăng nhanh chỉ số đường huyết, thậm chí vượt ngưỡng tối thiểu. Vì thế, kiểm soát hấp thụ chất béo, carbohydrates khó tiêu chính là giải pháo giúp hạn chế tăng chỉ số đường huyết.

Nhung-yeu-to-anh-huong-den-duong-huyet.png
Những yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết

Tập thể dục 

Các chuyên gia khuyên rằng việc tập luyện thường xuyên với mức độ nhẹ nhàng có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu khá hiệu quả. Tuy nhiên bạn chỉ nên tập vừa sức chứ không nên tập quá nặng vì có thể khiến mức đường huyết giảm hoặc tăng đột biến. 

Thuốc 

Các loại thuốc bạn đang sử dụng hàng ngày có khả năng làm ảnh hưởng đến mức đường huyết trong cơ thể. Đặc biệt là thuốc tiểu đường hoặc các loại thuốc có tác dụng tới đường huyết. Vì thế bạn cần cân nhắc về liều lượng, thời gian uống thuốc cũng như các tác dụng phụ của thuốc. 

Thiếu ngủ 

Giấc ngủ rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới khả năng sản sinh ra insulin. Nếu ngủ không đủ, cơ thể sẽ đòi hỏi nhiều insulin hơn mức bình thường, dẫn tới lượng đường huyết bị ảnh hưởng. Ngoài ra thiếu ngủ còn có tác động tới sự thèm ăn và tăng cân. 

Căng thẳng hoặc bị chấn thương 

Những tổn thương ở trí não hay cơ thể đều sẽ khiến hormone bị giải phóng và sinh ra thêm các cortisol, epinephrine, hormone tăng trưởng, glucagon… Khiến gan sinh ra nhiều glocose, từ đó dẫn tới tình trạng kháng insulin thường gặp. 

Mất nước 

Mất nước là một nguyên nhân khiến lượng đường huyết tăng cao. Vì thế hãy luôn nhớ bổ sung đủ nước cho cơ thể hàng ngày. 

Mat-nuoc-la-nguyen-nhan-khien-duong-huyet-tang-cao.png
Mất nước là nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao

Sử dụng chất kích thích 

Hút thuốc và uống rượu bia là các lý do gây ra tình trạng tăng kháng insulin và dẫn tới đường huyết mất ổn định. Giải thích cho điều này, khi sử dụng rượu bia và thuốc lá, gan của chúng ta sẽ tập trung loại bỏ độc tố và bỏ quên nhiệm vụ giải phóng đường trong máu. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt khi uống rượu bia vào lúc đói. 

Làm gì khi có đường huyết bất thường? 

Khi kiểm tra ra kết quả đường huyết bất thường, cao hoặc thấp so với mức tiểu chuẩn, nhiều người thường nghĩ rằng có thể tự chữa tại nhà hoặc để đó sẽ tự khỏi. 

Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên môn, việc đường huyết bất thường còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như hạ huyết áp, tiểu đường, mạch máu… Nếu không kịp thời có biện pháp xử lý sẽ dễ dẫn tới những biến chứng nặng nề hơn. 

Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào như đường huyết thấp quá mức, run rẩy, chóng mặt, đường huyết cao, mệt mỏi, sụt cân… Đừng chủ quan mà hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất.

Cách phòng tránh vùng đường huyết nguy hiểm 

Bên cạnh những phương pháp kiểm soát đường huyết chuyên sâu từ chuyên gia, bạn có thể dự phòng vùng đường huyết nguy hiểm bằng những biện pháp tại nhà như: 

  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết và theo dõi sức khỏe. 
  • Hạn chế hút thuốc và uống rượu bia. 
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều đường, nhiều carbohydrate. 
  • Hạn chế ăn chất béo từ động vật, mỡ héo, da gà, các loại bơ, sữa, đồ mặn. 
  • Duy trì vận động thường xuyên, tập thể dục mỗi ngày. 
  • Thư giãn và ngủ đủ giấc, giữ tinh thần luôn thoải mái. 

Chỉ số đường huyết phản ánh được rất nhiều vấn đề sức khỏe, giúp chúng ta xác định được nguy cơ bệnh tiểu đường cũng như nhiều bệnh lý khác. Từ đó có biện pháp kiểm soát và điều trị kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm. Cùng European Wellness kiểm soát chỉ số đường huyết về mức ổn định với chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện từ Châu Âu, liên hệ Hotline  (028) 62 92 8888 hoặc (+84) 911 999 929.