Chú ý: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số đường huyết hay còn được biết đến là chỉ số nồng độ glucose trong máu. Chỉ số này phản ánh rát nhiều vấn đề sức khỏe và đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường và khi nào là mức nguy hiểm cần cảnh giác. Hãy cùng European Wellness tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết (Glycemic Index – GI) là một chỉ số quan trọng nhằm xác định nồng độ đường glucose trong máu để đánh giá mức độ sức khỏe. Chỉ số này thường được đo với đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl, cả 2 đơn vị đều có ý nghĩa tương tự nhau.

Nồng độ glucose trong máu của chúng ta có thể thay đổi liên tục mỗi giờ, mỗi phút tùy thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo rằng chỉ số đường huyết nên ở mức ổn định, tức là không có sự thay đổi quá đột ngột, quá cao hoặc quá thấp.

Vì các chỉ số này nếu liên tục biến động, sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Đặc biệt khi mức GI tăng cao liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra nguy cơ bệnh đái tháo đường cùng nhiều biến chứng khác như mạch máu và bệnh thận.

Chi-so-duong-huyet-la-gi.png
Chỉ số đường huyết là gì?

Mức đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết được xác định bằng các phương pháp đo như:

  • Đo chỉ số đường huyết lúc đói: Được tiến hành đo vào buổi sáng lúc đói, khi đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng đồng hồ.
  • Đo chỉ số đường huyết lúc no: Được tiến hành đo vào sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng.

Mỗi phương pháp đo sẽ cho ra kết quả chỉ số đường huyết tương ứng và phản ánh được chính xác nồng độ đường trong máu. Ở các giai đoạn, chỉ số đường huyết được tính như sau:

Phân loại 

Khi thức dậy  Đường huyết lúc đói  Đường huyết lúc no 
Bình thường    4,0 đến 5,9 mmol/L hoặc 72 – 107 mg/dL  Dưới 7,8 mmol/L hoặc dưới 140 mg/dL 
Tiểu đường type 2    4 đến 7 mmol/L hoặc 72 – 126 mg/dL  Dưới 8,5 mmol/L hoặc dưới 153 mg/dL 
Tiểu đường type 1  5 đến 7 mmol/L hoặc 90 – 126 mg/dL  4 đến 7 mmol/L hoặc 72 – 126 mg/dL  5 đến 9 mmol/L hoặc 90 – 162 mg/dL 
Trẻ em bị tiểu đường type 1  4 đến 7 mmol/L hoặc 72 – 126 mg/dL  4 đến 7 mmol/L hoặc 72 – 126 mg/dL  5 đến 9 mmol/L hoặc 90 – 162 mg/dL 

Bảng chỉ số đường huyết tiêu chuẩn 

Theo đó, chỉ số đường huyết lúc đói tiêu chuẩn ở người bình thường sẽ dao động từ 70 – 92 mg/dL hay 3.9 – 5.0 mmol/L. Nếu các giá trị trên đo được cao hoặc thấp hơn so với chỉ số tiêu chuẩn thì cần cảnh giác với nguy cơ đường huyết ở mức nguy hiểm. 

  • Thấp hơn: Chỉ số GI lúc đói thấp hơn 130mg/dL được coi là hạ đường huyết. Với các triệu chứng thường gặp như run rẩy, chóng mặt, mờ mắt, đổ mồ hôi… 
  • Cao hơn: Nếu GI cao hơn 130mg/dL lúc đói thì được xem là nguy cơ đã mắc bệnh tiểu đường. Tăng đường huyết sẽ đi kèm với các triệu chứng như khát nước, sụt cân, người mệt mỏi, đi tiểu nhiều, mờ mắt, vết thương lâu lành. 
  • Cao hơn 180mg/dL: Là mức cực kỳ nguy hiểm, đường huyết đang ở ngưỡng báo động, cần đến bệnh viện ngay để xử lý kịp thời. 
  • Đường huyết trong thai kỳ: Mức an toàn của mẹ bầu ≤ 92 mg/dL đo được khi đói, và ≤ 180 mg/dL đo được sau khi ăn một giờ. 

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến đường huyết?  

Để kiểm soát lượng đường trong máu, trước tiêu phải xét đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến đường huyết và kiểm soát chúng. Cụ thể bao gồm: 

Thức ăn 

Các loại thực phẩm bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng đường trong máu. Đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate càng làm tăng nhanh chỉ số đường huyết, thậm chí vượt ngưỡng tối thiểu. Vì thế, kiểm soát hấp thụ chất béo, carbohydrates khó tiêu chính là giải pháo giúp hạn chế tăng chỉ số đường huyết.

Nhung-yeu-to-anh-huong-den-duong-huyet.png
Những yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết

Tập thể dục 

Các chuyên gia khuyên rằng việc tập luyện thường xuyên với mức độ nhẹ nhàng có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu khá hiệu quả. Tuy nhiên bạn chỉ nên tập vừa sức chứ không nên tập quá nặng vì có thể khiến mức đường huyết giảm hoặc tăng đột biến. 

Thuốc 

Các loại thuốc bạn đang sử dụng hàng ngày có khả năng làm ảnh hưởng đến mức đường huyết trong cơ thể. Đặc biệt là thuốc tiểu đường hoặc các loại thuốc có tác dụng tới đường huyết. Vì thế bạn cần cân nhắc về liều lượng, thời gian uống thuốc cũng như các tác dụng phụ của thuốc. 

Thiếu ngủ 

Giấc ngủ rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới khả năng sản sinh ra insulin. Nếu ngủ không đủ, cơ thể sẽ đòi hỏi nhiều insulin hơn mức bình thường, dẫn tới lượng đường huyết bị ảnh hưởng. Ngoài ra thiếu ngủ còn có tác động tới sự thèm ăn và tăng cân. 

Căng thẳng hoặc bị chấn thương 

Những tổn thương ở trí não hay cơ thể đều sẽ khiến hormone bị giải phóng và sinh ra thêm các cortisol, epinephrine, hormone tăng trưởng, glucagon… Khiến gan sinh ra nhiều glocose, từ đó dẫn tới tình trạng kháng insulin thường gặp. 

Mất nước 

Mất nước là một nguyên nhân khiến lượng đường huyết tăng cao. Vì thế hãy luôn nhớ bổ sung đủ nước cho cơ thể hàng ngày. 

Mat-nuoc-la-nguyen-nhan-khien-duong-huyet-tang-cao.png
Mất nước là nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao

Sử dụng chất kích thích 

Hút thuốc và uống rượu bia là các lý do gây ra tình trạng tăng kháng insulin và dẫn tới đường huyết mất ổn định. Giải thích cho điều này, khi sử dụng rượu bia và thuốc lá, gan của chúng ta sẽ tập trung loại bỏ độc tố và bỏ quên nhiệm vụ giải phóng đường trong máu. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt khi uống rượu bia vào lúc đói. 

Làm gì khi có đường huyết bất thường? 

Khi kiểm tra ra kết quả đường huyết bất thường, cao hoặc thấp so với mức tiểu chuẩn, nhiều người thường nghĩ rằng có thể tự chữa tại nhà hoặc để đó sẽ tự khỏi. 

Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên môn, việc đường huyết bất thường còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như hạ huyết áp, tiểu đường, mạch máu… Nếu không kịp thời có biện pháp xử lý sẽ dễ dẫn tới những biến chứng nặng nề hơn. 

Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào như đường huyết thấp quá mức, run rẩy, chóng mặt, đường huyết cao, mệt mỏi, sụt cân… Đừng chủ quan mà hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất.

Cách phòng tránh vùng đường huyết nguy hiểm 

Bên cạnh những phương pháp kiểm soát đường huyết chuyên sâu từ chuyên gia, bạn có thể dự phòng vùng đường huyết nguy hiểm bằng những biện pháp tại nhà như: 

  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết và theo dõi sức khỏe. 
  • Hạn chế hút thuốc và uống rượu bia. 
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều đường, nhiều carbohydrate. 
  • Hạn chế ăn chất béo từ động vật, mỡ héo, da gà, các loại bơ, sữa, đồ mặn. 
  • Duy trì vận động thường xuyên, tập thể dục mỗi ngày. 
  • Thư giãn và ngủ đủ giấc, giữ tinh thần luôn thoải mái. 

Chỉ số đường huyết phản ánh được rất nhiều vấn đề sức khỏe, giúp chúng ta xác định được nguy cơ bệnh tiểu đường cũng như nhiều bệnh lý khác. Từ đó có biện pháp kiểm soát và điều trị kịp thời, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm. Cùng European Wellness kiểm soát chỉ số đường huyết về mức ổn định với chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện từ Châu Âu, liên hệ Hotline  (028) 62 92 8888 hoặc (+84) 911 999 929.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *